VOV.VN- Ngân hàng Thương mại Mỹ Bank of America cho biết, Mỹ đã vượt qua Saudi Arabia và Nga trở thành nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới.

Mỹ vừa vượt qua Ả rập Saudi và Nga trở thành quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới, nhờ hoạt động chiết xuất năng lượng từ đá phiến sét đạt hiệu quả, giúp nước này hỗ trợ phục hồi nền kinh tế.

Theo báo cáo công bố mới nhất của Ngân hàng Mỹ (Bank of America), sản lượng dầu thô của Mỹ cùng với các loại chất lỏng, không kể khí đốt tự nhiên, đã vượt qua tất cả các quốc gia khác trên thế giới với sản lượng hơn 11 triệu thùng dầu/ngày trong quý I/2014.

Mỹ trở thành nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới | Kinh tế | VOV – ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM: Khí đốt

Mỹ đã trở thành nhà sản xuất khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới vào năm 2010; và mới đây, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, Mỹ đã trở thành nhà sản xuất dầu mỏ và khí đốt hóa lỏng lớn nhất thế giới. Chiết xuất dầu mỏ đang tăng từ các nguồn cơ sở đá phiến sét tại Texas và Bắc Dakota, sau khi các công ty sử dụng phương pháp tách đá bằng dung dịch áp suất cao, một quá trình được gọi là “nứt vỉa thủy lực”.

Sự gia tăng mạnh trong nguồn cung cùng với sự hạn chế xuất khẩu dầu thô đang giúp kiểm soát giá dầu WTI, mức giá tham chiếu của Mỹ. Theo Cục Thông tin Năng lượng Mỹ, quy trình nứt vỉa thủy lực đã giúp các nhà sản xuất nước này nâng sản lượng khí đốt tự nhiên của Mỹ lên mức cao kỷ lục.

Đầu tư hàng năm vào dầu mỏ và khí đốt tại Mỹ đạt kỷ lục 200 tỷ USD, lần đầu tiên chiếm 20% tổng chi cho kết cấu cố định tư nhân của Mỹ. Theo IEA, sản lượng dầu mỏ của Mỹ sẽ tăng lên 13,1 triệu thùng/ngày vào năm 2019 và ổn định sau một thời gian. Tuy nhiên, theo số liệu của Bộ Năng lượng Mỹ, trong tháng 4, Mỹ – nước tiêu dùng dầu mỏ lớn nhất thế giới, vẫn nhập khẩu trung bình 7,5 triệu thùng dầu/ngày; đồng thời, vị trí đứng đầu các nhà sản xuất dầu mỏ trên thế giới của Mỹ sẽ tuột khỏi tay vào năm 2030.

Nguồn cung:

Nguồn cung dầu của Mỹ tăng trong bối cảnh bạo lực leo thang đe dọa sản lượng tại Iraq, nước sản xuất dầu mỏ lớn thứ 2 trong khối OPEC. Việc liên tiếp chiếm được các thị trấn phía bắc của lực lượng nổi dậy tại Iraq đã làm tăng mối lo ngại rằng nguồn cung dầu từ phía nam Iraq sẽ bị ảnh hưởng.

Xuất khẩu dầu mỏ của Libya cũng bị ảnh hưởng do các cuộc biểu tình phản đối trong khi sản lượng của Nigeria cũng bị ảnh hưởng do nạn trộm cắp và hành động phá hoại. Bộ Thương mại Mỹ đã quyết định cho phép xuất khẩu dầu siêu nhẹ còn được gọi là khí ngưng tụ (condensate), làm tăng đồn đoán rằng nước này sẽ nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu kéo dài 4 thập kỷ đối với hầu hết các sản phẩm dầu mỏ./. CTV Thùy Anh/VOV.VN

Theo Bloomberg quaMỹ trở thành nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới | Kinh tế | VOV – ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM.

Call Now Button