Tại sao than đốt lên có mùi khét?
Hàm lượng Lưu huỳnh trong than cao, khi cháy chúng bốc ra khí SO2, khí này có mùi khét và rất nguy hiểm cho người và động vật.
Tại sao than đốt lên có mùi khét, khó chịu? Định nghĩa khí S02
Lưu huỳnh điôxit (hay còn gọi là anhiđrit sunfurơ) là một hợp chất hóa học với công thức SO2. Chất khí này là sản phẩm chính của sự đốt cháy hợp chất lưu huỳnh và nó là một mối lo môi trường đáng kể. SO2 thường được mô tả là “mùi hôi của lưu huỳnh bị đốt cháy”. Lưu huỳnh điôxit là một khí vô cơ không màu, nặng hơn không khí. Nó có khả năng làm vẩn đục nước vôi trong, làm mất màu dung dịch Brôm và làm mất màu cánh hoa hồng (2 tính chất sau được ứng dụng để nhận biết SO2 và phân biệt nó với CO2).
Ảnh hưởng
Lưu huỳnh điôxit là một trong những chất gây ô nhiễm môi trường. Nó sinh ra như là sản phẩm phụ trong quá trình đốt cháy than đá, dầu, khí đốt.
Nó là một trong những chất gây ra mưa axit (gồm NOX,…) ăn mòn các công trình, phá hoại cây cối, biến đất đai thành vùng hoang mạc:
2SO2 + O2 + 2H2O --> 2H2SO4
Khí SO2 gây bệnh cho người như viêm phổi, mắt,viêm đường hô hấp…
Đọc thêm: Các dự án nhiệt điện than tiếp tục bị cắt giảm