Than đá mỹ nghệ là các sản phẩm tạo tác nghệ thuật thủ công thực hiện trên than đá. Ở nước ta, nghề này phát triển từ cuối thế kỷ XX tại các vùng mỏ than đá của tỉnh Quảng Ninh.
LOẠI THAN ĐƯỢC DÙNG ĐỂ LÀM THAN ĐÁ MỸ NGHỆ, THAN NGHỆ THUẬT
Không phải loại than đá nào cũng được dùng để làm than đá mỹ nghệ. Với những yêu cầu đặc thù riêng về màu sắc, độ cứng, giòn và khả năng chế tác nên than altraxit (than antracite/anthracite hay than kíp lê) được dùng cho mục đích này. Theo các nghệ nhân chế tạo lâu năm, than đá làm nguyên liệu chế tác ra những tác phẩm nghệ thuật phải là phôi than mỹ nghệ hóa thạch, đạt chất lượng tốt. Phải là loại than đen đặc, trên bề mặt không có các đường vân, mạch đứt gãy xuyên ngang dọc, có tuổi cao, rắn chắc. Than không được pha tạp chất, xít, ảnh hưởng mỹ quan, chất lượng sản phẩm.
Một số đặc tính của than đá anthracit:
Hình dạng: Hạt màu đen xám, khô, rời, có góc cạnh
Kích thước hạt: 1,5 – 3,5mm, 0,7 – 1,2mm
Cấu trúc than xơ rỗng
Tỷ trọng: 700 – 800 kg/m3
Độ xốp (cấu trúc phân tử): trên 45%
Thành phần cơ bản: Carbon chiếm 92 – 98%, ngoài ra có hidro, lưu huỳnh,…
Các vết vạch trên than có màu ánh kim, có độ biến chất cao nhất. Than khá cứng và giòn
Thường lấy than ở Cẩm Phả, Hòn Gai…sau đó người thợ xẻ nhỏ than đá thành từng khối theo yêu cầu, hình dạng và kích cỡ chế tác.
->>> Lưu ý sử dụng than anthracite
QUY TRÌNH TẠO TÁC THAN ĐÁ MỸ NGHỆ QUẢNG NINH:
- Bước 1: Thửa phôi: Chọn phôi than nguyên khối phù hợp với tác phẩm định tạc, điêu khắc, cưa để định hình sản phẩm
- Bước 2: Vệ sinh, rửa phôi than bằng nước
- Bước 3: Chế tác: các nghệ nhân thực hiện cưa, cắt, đục, mài, gọt giũa thổ than để có hình dáng tác phẩm bằng dao khắc đặc biệt
- Bước 4: Trau chuốt, tạo độ bóng, mịn cho than đá mỹ nghệ
- Bước 5: Khắc chữ, chỉnh sửa, hoàn thiện sản phẩm
Các dụng cụ dùng để chế tác than gồm: búa, cưa, đục, kìm, dao, kéo, giấy ráp, máy đánh bóng
Mỗi tác phẩm than đá nghệ thuật đều cần nhiều công đoạn, nhiều người thực hiện. Tùy vào độ to, nhỏ, mức độ cầu kỳ phức tạp mà cần từ 5- 12 người hoặc hơn thế để hoàn thành. Mỗi tác phẩm điêu khắc than thể hiện sự sáng tạo, khéo léo, kết tinh công sức của nhiều người.
Các sản phẩm từ than đá gồm hình dáng người, con vật (trâu, chó, ngựa,…), các bức tranh phong cảnh, phù điêu vịnh Hạ Long, hòn trống mái hay các danh lam thắng cảnh nổi tiếng của đất nước… Các nghệ nhân thực hiện đòi hỏi cần có thời gian học tập, thực hành tối thiểu từ 5 năm
Thị trường tiêu thụ của than mỹ nghệ nước ta:
Các tác phẩm có giá trị nghệ thuật, giá trị kỷ niệm cao nên được xuất bán ra nước ngoài như Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Đức… Ngoài ra còn một lượng bán cho các tỉnh thành trong nước
Giá bán tác phẩm nghệ thuật làm từ than dao động từ vài chục nghìn đồng đến hàng trăm triệu đồn
Có một thời gian, ngành tạo tác nghệ thuật từ than gặp khó khăn về nhân lực và thị trường bán. Về lâu dài, cần có định hướng quy hoạch cho làng nghề để đảm bảo mức sống cho nghệ nhân và duy trì nét văn hóa đặc biệt của đất nước.